Điều trị Sụp_mí_mắt

Những thông tin y khoa của Wikipedia tiếng Việt chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế ý kiến chuyên môn. Trước khi sử dụng những thông tin này, đề nghị liên hệ và nhận sự tư vấn của các bác sĩ chuyên môn.

Xệ mí bẩm sinh

Đối với trường hợp xệ mí bẩm sinh hoặc do bệnh nhược cơ thì vấn đề điều trị gồm. Về tuổi điều trị: khi bị xệ mí thì nên phẫu thuật khi trẻ 4 - 5 tuổi. Đối với các trường hợp sụp mi nặng, gây giảm thị lực do nhược thị hoặc lệch đầu thì cần phải mổ sớm hơn, có thể từ lúc 1 tuổi. Xệ mi chủ yếu được điều trị bằng phẫu thuật. Tùy tình trạng để lựa chọn phương pháp thích hợp căn cứ vào mức độ chức năng của cơ nâng mi. Tuy có rất nhiều phương pháp phẫu thuật để điều trị sụp mi nhưng có thể xếp thành ba nhóm chính:

  • Phương pháp cắt một phần da mi phía trước: phương pháp này được thực hiện đầu tiên bởi những phẫu thuật viên người Ả rập, sau đó được Scarpa và các tác giả khác cải tiến và hoàn thiện, nhưng ngày nay ít được sử dụng.
  • Phương pháp cắt ngắn cơ nâng mi trên: Được chỉ định khi mà sức cơ nâng mi trên còn ở mức trung bình hoặc tốt. Có thể thực hiện bằng đường từ phía sau qua kết mạc hoặc đường từ phía trước qua da.
  • Phương pháp dùng sự hỗ trợ của các cơ lân cận: Được chỉ định khi mà sức cơ nâng mi trên yếu hoặc không còn. Sử dụng cơ thẳng trên để thay thế hoạt động của cơ nâng mi và áp dụng khi chức năng cơ thẳng trên còn tốt.
  • Ngoài ra, treo mi trên vào cơ trán còn là phương pháp đơn giản, tương đối thông dụng. Trong phẫu thuật này, người ta dùng các chất liệu sinh học như cân đùi, vạt cơ trán... hoặc chất liệu tổng hợp như chỉ nilon, silicon... treo mi với cơ trán. Mi mắt sẽ mở ra khi bệnh nhân dùng cơ trán để kéo lông mày lên.[2]

Việc phẫu thuật sụp mi phụ thuộc vào sức khoẻ của bệnh nhân để các bác sĩ quyết định phẫu thuật. Ngoài ra còn phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của sụp với thị lực. Khi phát hiện con bị sụp mi, cha mẹ cần đưa tới cơ sở chuyên khoa mắt để được khám và điều trị, tốt nhất là trước hai tuổi.

Không do bẩm sinh

Với xệ mi ở người lớn tuổi và các nguyên nhân khác gây bệnh thì vấn đề cần phẫu thuật hay không còn tùy thuộc mức độ sụp mi và khả năng hoạt động của cơ nâng mi. Nếu sụp mi vừa phải thì chỉ cần cắt bỏ phần da mi trên dư thừa. Nếu sụp mi nhiều, ngoài khâu này, bác sĩ còn phải can thiệp vào phần cơ nâng mi, đơn giản nhất là làm ngắn cơ nâng mi và cắt bỏ một phần cơ vòng mi.[5]

Một số phương pháp gồm:

  • Phẫu thuật nâng cung mày: phẫu thuật nâng phần chân cung mày cao lên, đồng thời với việc đó, phần da chùng mi trên sẽ được cắt bỏ, làm cho mắt trở lại hình thái ban đầu. Phương pháp này ngoài việc làm mắt hết sụp, còn sửa được những khiếm khuyết của cung mày.
  • Phẫu thuật tạo hình mí mắt: cũng sẽ cải thiện tình trạng sụp mi bằng cách cắt theo đường nếp mi, bỏ bớt phần da, mỡ thừa ở mi mắt (đối với người có sẵn mắt 2 mí) hoặc theo đường mi được tạo mới (đối với trường hợp mắt 1 mí).
  • Nâng cung mày nội soi: Nâng phần chân cung mày cao lên bằng phương pháp nội soi, không cần cắt da, phần da chùng mi trên sẽ được nâng lên theo, làm cho mi mắt không còn sụp nữa.

Ngoài ra, thủ thuật nâng mi mắt là giải pháp phổ biến, bệnh nhân sẽ được cắt bỏ lớp da thừa và được tách bỏ lớp mỡ mắt nhờ vậy, phẫu thuật mi mắt giúp bạn loại bỏ da thừa mi trên và bọng mắt, đem lại mi mắt căng mọng. Thông thường một người chỉ cần nâng mí mắt một đến 2 lần trong đời, tùy theo tình trạng lão hóa nhanh hay chậm.[3]

Một phương pháp mới hiện nay là phương pháp tạo mí Hàn Quốc để điều chỉnh mi mắt hai bên được cân đối và rõ ràng. Sau khi thực hiện, mí mắt sưng nề nhẹ và thường hết sau vài ngày. Kỹ thuật thực hiện bằng cách tạo liên kết giữa da và cơ nâng mi nên khi mở mắt sẽ hình thành nếp gấp mi tự nhiên. Đây là kỹ thuật không cắt da, cơ nên không để lại sẹo và có thể điều chỉnh hoặc đưa mắt trở về hình dạng ban đầu. Thời gian thực hiện kỹ thuật 15 phút.[7][8][9]

Liệu pháp chăm sóc

Để khắc phục chứng xệ mi mắt cần chăm sóc da mặt cẩn thận có thể giữ được khóe mắt trẻ lâu như khi ra nắng nên thoa kem chống nắng, tránh dụi mắt vì có thể làm da nhăn và xệ xuống, người bệnh hằng ngày phải ngủ đủ giấc vì mất ngủ một đêm là sáng hôm sau da mí mắt có thể bị thâm quầng đồng thời tránh các tâm trạng bị căng thẳng, stress hay mệt mỏi.[1]

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sụp_mí_mắt http://www.diseasesdatabase.com/ddb25466.htm http://www.emedicine.com/oph/topic201.htm http://www.emedicine.com/oph/topic345.htm http://www.icd9data.com/getICD9Code.ashx?icd9=374.... //www.nlm.nih.gov/cgi/mesh/2021/MB_cgi?field=uid&t... http://apps.who.int/classifications/icd10/browse/2... http://apps.who.int/classifications/icd10/browse/2... http://ngoisao.net/tin-tuc/lam-dep/2010/08/de-mat-... http://vnexpress.net/gl/suc-khoe/lam-dep/2010/07/3... http://vnexpress.net/gl/suc-khoe/lam-dep/2011/05/m...